Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất và được rất nhiều người quan tâm khi nuôi trồng tôm cá trong ao. Việc có những biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ thuỷ sản và môi trường sinh sống của chúng vô cùng quan trọng. Cùng Đỉnh Phong tìm hiểu ngay cách chữa trị và xử lý ao tôm bị đốm trắng hiệu quả, đơn giản để giảm thiểu các tác hại do bệnh gây ra nhé!
Bệnh đốm trắng trên tôm là gì?
Bệnh đốm trắng do virus White Spot Syndrome Virus (tên viết tắt là WSSV) hoặc vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome (viết tắt là BWSS) gây ra trên tôm. Đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở loài thuỷ sản này. Tỷ lệ chết của tôm lên đến 90 – 100% chỉ sau khoảng 3 - 10 ngày ủ và phát bệnh.
Hình ảnh tôm bị bệnh đốm trắng
Nguyên nhân bệnh đốm trắng ở tôm
Đề điều trị đúng cách nhằm dứt điểm tình trạng bệnh đốm trắng trên tôm, chúng ta cần xác định rõ nguyên do gây bệnh là do đâu. Thông thường, giống như bệnh tôm bị đốm đen (cùng do virus gây bệnh) các yếu tố dưới đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc tôm bị nhiễm bệnh:
Thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp
Bệnh bệnh đốm trắng trên tôm chủ yếu xuất hiện vào mùa lạnh, khi nhiệt độ trong ao thấp dưới 32 độ C, tạo điều kiện cho tác nhân, virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Thời điểm giao mùa cũng là lúc điều kiện sống của tôm có sự thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh của chúng.
Môi trường sống bị ô nhiễm
Thông thường, vào thời điểm tôm được hai tháng tuổi trở đi, môi trường nuôi có nhiều khả năng bị ô nhiễm do lượng chất thải dần tăng nhiều. Virus mang bệnh bệnh đốm trắng trên tôm được ủ trong tôm hoặc từ bên ngoài vào ao nuôi thông qua nguồn nước. Bên cạnh đó, virus còn kí sinh trên các vật trung gian như cá, cua hay chim xâm nhập vào ao nuôi, khiến chất lượng nước bị suy giảm.
Cách nhận biết tôm bị đốm trắng
Khi virus gây bệnh phát triển trên cơ thể, tôm sẽ yếu dần. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu như không phát hiện sớm và chữa kịp thời bệnh đốm trắng trên tôm. Các triệu chứng ban đầu, cho thấy tôm đang có dấu hiệu của của bệnh đốm trắng gồm có:
Bệnh đốm trắng ở tôm do virus WSSV:
- Hoạt động kém, bơi yếu, lờ đờ, hay dạt vào bờ ao.
- Ăn nhiều đột ngột rồi bỏ ăn.
- Nhiều đốm trắng xuất hiện ở đầu, ngực, đốt bụng thứ năm, sáu rồi sau đó lan ra khắp toàn thân.
- 3 – 10 ngày sau khi đốm trắng xuất hiện, tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.
- Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân.
Bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn BWSS:
- Ủ bệnh: Khi mới nhiễm khuẩn, tôm vẫn ăn mồi, lột xác, chưa xuất hiện đốm trắng trên tôm.
- Chu kỳ lột xác dài hơn và sinh trưởng chậm hơn tôm cùng lứa.
- Không chết hàng loạt mà chết rải rác, bị đóng rong, mang bị bẩn.
- Khi bệnh nặng mới thấy các đốm trắng mờ đục nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa và xử lý bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để giảm thiểu những rủi ro kinh tế và tránh hiện tượng lây lan bệnh dịch cho tôm cần có những biện pháp phòng tránh bệnh đốm trắng trên tôm.
Cách xử lý ao tôm bị bệnh đốm trắng
Để phòng ngừa bệnh đốm trắng và các bệnh trên tôm khác, tôm cần có một môi trường sống đảm bảo và an toàn. Người nuôi cần trang bị đủ kiến thức về cách nuôi tôm thẻ đúng cách và đạt năng suất cao đã được Đỉnh Phong giới thiệu trong các bài viết trước tại đặc điểm tôm thẻ chân trắng.
Giai đoạn chuẩn bị trước và sau khi nuôi cũng cần chú ý đến, đặc biệt là yếu tố vệ sinh ao nuôi để phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm. Do vậy, việc sử dụng những loại lót bạt chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường nuôi, tránh các hiện tượng thủng, rò rỉ nước trong quá trình canh tác. Cần vệ sinh bạt lót hồ trước khi chuẩn bị vụ nuôi mới để loại bỏ các tác nhân gây hại tới sức khỏe của tôm. Bên cạnh đó, bà con nông dân có thể sử dụng những loại bạt chất lượng do Đỉnh Phong cung cấp để mang lại hiệu quả canh tác cao.
>>Xem thêm: kỹ thuật nuôi ếch
Cách xử lý ao tôm nhiễm bệnh
Trường hợp tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, cần phải khử trùng ao nuôi bằng những loại thuốc hoặc hóa chất phù hợp để không lưu lại mầm bệnh.
- Cách ly ao nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm
- Thu hoạch tôm trong vòng 1 – 2 ngày nếu đã đạt kích cỡ thu hoạch.
- Dùng Chlorine 40 ppm để khử trùng nước và dụng cụ nhiễm virus. Giữ nước sau xử lý Chlorine tối thiểu một tuần trước khi xả ra môi trường. Xử lý dụng cụ và quạt nước dùng trong ao bằng cách ngâm trong nước hòa tan 40 ppm Chlorine trong ít nhất 3 ngày hoặc phun, xịt nước hòa Chlorine nồng độ 1.600 ppm. Chlorine cũng được sử dụng để điều trị các bệnh trên thuỷ sản khác như trị bệnh đốm trắng ở cá.
- Đối với tôm chưa đạt cỡ thu hoạch, tiến hành hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40ppm. Trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý bằng Chlorine nồng độ 100 ppm. Để xác tôm chết phải cho phân hủy tự nhiên bằng cách lưu ao 7 ngày và tiêu diệt mầm bệnh bệnh đốm trắng trên tôm.
- Tháo nước, hút bỏ bùn đáy và xử lý vôi 4.000 – 5.000 kg/ha khi đáy còn ẩm. Phơi khô đáy hoàn toàn, tránh mầm bệnh đốm trắng trên tôm còn chỗ ẩn nấp.
- Đối với các ao gần kề nhưng không có dấu hiệu bệnh (hoạt động kém, bỏ ăn), xử lý Formaline 70 ppm/ngày hoặc BKC 1 ppm hoặc Iodine 10% ở mức 0,3 – 1 ppm 3 – 4 ngày/lần.
Chlorine ở dạng bột và dạng nén
Trên đây là những nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý bệnh đốm trắng trên tôm nhằm tối ưu hóa và đạt năng suất cao nhất cho người nuôi. Chúc các bạn áp dụng thành công!
Công ty TNHH SX ™ Đỉnh Phong là đơn vị cung cấp, vỉ nhựa thoát nước, bạt lót hồ HDPE chất lượng với giá cả phải chăng. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm lót bạt cho ao, hồ tôm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SX ™ Đỉnh Phong
Hotline: 0703 188 188 – 0723 778 256 – 0723 778 257
Website: https://dinhphong.com.vn
Địa chỉ: Ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
No comments:
Post a Comment