Nuôi tôm nhất là tôm thẻ chân trắng là một trong những ngành ngư nghiệp phổ biến ở nước ta. Ngành này đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho nhiều bà con trong nước. Tuy vậy độ hot của kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không hề giảm mà vẫn rất nhiều người thắc mắc về kỹ thuật này. Mời bạn cùng với Đỉnh Phong tìm hiểu về nó trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu sơ lược về tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm hình thái của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài động vật thủy sinh được nuôi phổ biến ở khu vực miền Nam Việt Nam, chiếm tới khoảng 90% và cũng khá dễ nuôi.
Đặc điểm hình thái của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ có màu trắng đục, chân bò màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng, thân tôm không có đốm vằn, các vành chân và đuôi có màu xanh và đỏ nhạt. Râu tôm dài gấp rưỡi chiều dài thân tôm và có màu đỏ gạch. Tôm thẻ chân trắng có khoảng 8 - 9 răng cưa ở bụng và 2 răng cưa ở lưng.
Môi trường sống
Đây là loài có đặc điểm sinh học rất đặc biệt vì chúng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi cao về nhiệt độ và độ mặn của nước. Chúng có thể sống trong môi trường có độ kiềm 150, độ pH từ 60 đến 80 và nhiệt độ nước từ 24 đến 35 độ C. Nhiệt độ nước phù hợp nhất để tôm khỏe nên trong khoảng từ 29 đến 35 độ C.
Môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Thức ăn
Tôm thẻ chân trắng là loài vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du. Tôm thẻ mới lớn thì thức ăn có thêm ấu trùng sinh vật đáy còn tôm thẻ trưởng thành thì thức ăn là động vật sống hoặc chết, côn trùng, giun, thực vật,...
Ngoài ra loài tôm này còn ăn động vật thân mềm nhỏ, động vật giáp xác, tảo,...
Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Hiện có ba loại thức ăn phổ biến dành cho tôm:
- Thức ăn tự nhiên, bao gồm các phiêu sinh vật (động vật và thực vật phù du), các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước…
- Thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhà sẵn có như ốc, cá tạp, phụ phẩm nông nghiệp.
- Thức ăn công nghiệp sản xuất trong nhà máy (nhu cầu dinh dưỡng không cao và lượng protein thô trong thức ăn có thể đáp ứng khoảng 25 – 30% nhu cầu dinh dưỡng).
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao bạt
- Cải tạo đáy ao
- Khử trùng và gây màu cho ao nuôi tôm
- Thả giống tôm thẻ chân trắng
- Quản lý ao nuôi tôm
- Phát hiện bệnh xảy ra ở tôm
Chuẩn bị ao nuôi và cải tạo đáy ao
Ao nuôi tôm
Ngâm nước 2 - 3 ngày rồi tháo nước để rửa ao đối với ao vừa xây xong. Tháo rửa từ 2 - 3 lần sau đó dùng vôi bột để tẩy chứa toàn bộ đáy và bờ ao. Dựa vào độ pH ở lớp bùn đáy ao để xác định lượng vôi: nếu độ pH 6 - 7 lấy khoảng 300 - 400 kg/ha, nếu độ pH 4,5 - 6 thì lấy khoảng 500 - 1000 kg/ha.
Sau khi rải vôi, phơi đáy ao tầm 10 ngày rồi bắt đầu cho nước vào ao khoảng 1,2 - 1,4m (nhớ sử dụng lưới lọc khi cho nước vào ao để ngăn giáp xác, mầm bệnh vào ao). Sau đó tiến hành gây màu trước khi thả giống.
Tiến hành thả giống và thức ăn
Tiến hành thả giống
Nên lựa chọn giống tôm cùng một lứa và đều nhau, chiều dài giống tôm tầm 1cm. Mật độ thả giống khoảng 15000 con/ha. Lưu ý rằng nguồn nauplius chỉ đáp ứng tiêu chuẩn khi tôm bố mẹ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Thả tôm giống
Bạn nên mở máy quạt nước ở chế độ mạnh vào đêm trước khi thả tôm nhằm tăng lượng oxy cho ao. Tôm thẻ chân trắng trước khi thả giống nên cho vào thùng rồi lấy một lượng nước dưới ao nuôi đổ vào, giữ khoảng 1 giờ đồng hồ để tôm thích nghi dần với nước nuôi tôm.
Mật độ thả giống cụ thể như sau:
- Nuôi đa cấp: Mật độ trung bình 80 con/m2
- Nuôi 1 cấp: Mật độ trung bình 80-120 con/m2.
Hướng dẫn cho tôm thẻ chân trắng ăn đúng cách
Để nuôi tôm thẻ tạo lợi nhuận cao cần biết cân bằng lượng thức ăn sao cho vừa phải, hợp lý để tôm sinh sản và có sức khỏe tốt. Bên cạnh đó cần phải biết quản lý thức ăn tốt để ngăn tình trạng tăng giá thành nuôi tôm và lượng thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường.
>>> Xem thêm tại: Keo dán nhựa hdpe chính hãng, chất lượng cao
Trong tháng đầu tiên, người nuôi nên cho tôm ăn 4 - 5 cữ/ngày để giúp tôm thẻ tập làm quen với môi trường nuôi mới. Tham khảo cách cho ăn trong tháng đầu nuôi cho 100.000 con tôm theo bảng dưới đây:
Bảng hướng dẫn cho tôm thẻ chân trắng ăn
Từ tháng thứ 2 trở đi, người nuôi tôm có thể cho tôm ăn 3 - 4 cữ/ngày. Chú ý không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu hệ thống quạt nước, sục khí không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho tôm.
Ngoài ra môi trường nuôi tôm thực tế rất khắc nghiệt, cần nắm bắt và giám sát chặt chẽ để cho tôm ăn đúng nhu cầu trong một số trường hợp nhất định như bảng dưới đây:
Lưu ý khi cho tôm thẻ chân trắng ăn
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, việc kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cũng sẽ có sự khác biệt so với tôm sú. Có những trường hợp người nuôi tôm phải duy trì ít nhất 1 dàn quạt hoặc 50% công suất quạt nên việc đánh giá nhu cầu ăn qua sàng sẽ thiếu chính xác.
Quản lý môi trường nuôi tôm
- Theo dõi chất nước: Nước nuôi tôm cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng tôm vẫn đang khỏe mạnh. Luôn phải bổ sung nước định kỳ tầm 10 - 30% một ngày nếu nước có hiện tượng cạn. Chú ý luôn giữ nước ở độ trong từ 40 - 60cm và độ mặn từ khoảng 10 - 25%.
- Luôn cho tôm ăn theo lượng vừa đủ, tránh cho quá nhiều hoặc quá ít, đảm bảo lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi tôm.
Thời gian, chi phí và lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng
Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng
Tùy vào từng loại tôm mà thời gian thu hoạch sẽ khác nhau, thời gian trung bình sẽ dao động từ 3 đến 6 tháng. Đối với tôm thẻ chân trắng thời gian thu hoạch sẽ khá nhanh, chỉ khoảng 90n ngày (tương đương 3 tháng) là có thể thu hoạch được.
Tôm thẻ chân trắng
Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng và lợi nhuận
Chi phí ban đầu: Dao động ở mức 100.000.000 VNĐ là các chi phí khai hoang, đào hố, xây cống, các nguyên vật liệu đầu vào,...
Chi phí biến động: Dao động ở mức 150.000.000 vnđ là các chi phí về tôm giống, nhân công, thức ăn và vi sinh xử lý nước nuôi tôm, chí phí điện nước,...
Tuy nhiên đây chỉ là chi phí tham khảo cho một vụ tôm thông thường. Tùy vào quy mô lớn nhỏ và kỹ thuật được áp dụng mà chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ có sự biến động khác nhau.
Lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không cố định, tùy vào điều kiện kinh tế thị trường mà sẽ có lời hoặc lỗ. Hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như một hộ kinh doanh gia đinh vì vậy sẽ có vụ lời cũng sẽ có vụ lỗ hoặc về vốn.
Ngoài ra còn có kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất cũng là một kỹ thuật nuôi tôm đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao cũng được nhiều bà con sử dụng mà bạn có thể tìm hiểu thêm.
Tổng kết
Trên đây là thông tin kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mà Đỉnh Phong đã chia sẻ cho bạn, hy vọng sẽ cung cấp kiến thức hữu ích giúp cho quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng được hiệu quả hơn. Khi có nhu cầu nuôi tôm bằng bạt lót HDPE thì hãy liên hệ ngay Đỉnh Phong qua hotline: 0703 188 188 hoặc website https://dinhphong.com.vn để được tư vấn chi tiết nhé!
No comments:
Post a Comment