Theo xu hướng toàn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới, ngành logistics đang là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay. Sự xuất hiện của nó đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng thị trường ra nước ngoài. Các thuật ngữ trong logistics góp phần quan trọng trong mối quan hệ kinh doanh quốc tế. Tham khảo bài viết dưới đây để biết ý nghĩa thuật ngữ logistics chuyên ngành bạn nhé!
Thuật ngữ Logistics là gì?
Theo Bộ Luật Thương mại vào năm 2005 thuật ngữ Logistics được định nghĩa là 1 chuỗi cung ứng gồm: tiếp nhận hàng hóa, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thực hiện các thủ tục hải quan cùng các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, tham gia đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa.
Logistics trong quyển “New Oxford American” đã được định nghĩa là “Logistics là cách tổ chức chi tiết và thực hiện một hoạt động phức tạp.” hay “Sự phối hợp chi tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, phương tiện hoặc vật tư.”.
Hình 1. Vận chuyển hàng hóa trong ngành Logistics
>> Tham khảo giá cả trong ngành Logistics như: dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế, gửi hàng đi lào, vận chuyển hàng đi campuchia,...
Các thuật ngữ trong Logistics
Thuật ngữ Logistics | Tên Tiếng Anh | Ý nghĩa |
ABS | Activity-based costing | Nghĩa là quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động, là phương pháp đo lường toàn bộ chi phí hoạt động, sau đó tính toán lại hiệu suất của hoạt động dựa trên chi khí và khối lượng hoạt động đã xảy ra. |
AMS | Automated Manifest System | Là hệ thống khai báo và kiểm soát hàng hóa vận chuyển từ trong và ngoài nước, do Mỹ thiết lập nhằm đảm bảo an ninh. Mức thu phí AMS là 25 – 35 USD/BL, tùy vào hãng tàu và không bội nhân theo số container. Tương tự ta có AFR ở Nhật Bản. ACI ở Canada,... |
BL | Bill of Lading | Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng do người vận chuyển tạo ra, ký và cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc vận chuyển hàng hóa. Cam kết giao đúng địa chỉ, số lượng,chất lượng hàng hóa cho người theo như hợp đồng dịch vụ và yêu cầu booking |
BO | Booking Confirmation | Trong thuật ngữ logistic “Booking Confirmation” là bản xác nhận đặt chỗ gồm: thông tin mức giá, ngày giờ, phương thức vận chuyển của hãng vận chuyển dựa trên thông tin đặt vận chuyển của khách hàng. |
CAM | Cargo Declaration Amendment Fee | Nếu khách hàng yêu cầu điều chỉnh thông tin sau khi người vận chuyển đã nộp hồ sơ chứng từ cho các cơ quan hải quan địa phương sẽ phát sinh chi phí. Đây là chi phí nộp đồng thời với các thông tin khai báo theo yêu cầu của hải quan. |
CBM / M³ | Cubic Meter | Lá thuật ngữ được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng. Dựa vào đó nhà vận chuyển sẽ áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi thể tích sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ tùy theo. |
CFS | Container Freight Station Fee | Một loại phí do hãng vận chuyển thu để bù đắp vào chi phí dỡ hàng, giữ hàng và tiền bãi kho. |
CS | Congestion Surcharge | Phụ phí tắc nghẽn được áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu. |
CIC | Container Imbalance Charge | Equipment Imbalance Surcharge là một cách gọi khác của thuật ngữ logistics này, là phí cân bằng container phát sinh khi hãng tàu phải vận chuyển hàng thừa về nơi xuất hàng. |
CIF | Costs, Insurance, Freight | Là viết tắt của ba từ Giá thành, Bảo hiểm và Cước. Nhằm mục đích phân bổ trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Ví dụ: Người bán sẽ trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển. Do đó người mua sẽ phải tự làm việc với bên bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa xảy ra rủi ro. |
COD | Cash on delivery | Dịch vụ giao hàng thu tiền hộ hay “Change of Destination” - phụ phí thay đổi nơi đến. Đây là loại phí phát sinh mà đơn vị vận chuyển sẽ thu thêm khi người đặt dịch vụ vận chuyển có yêu cầu thay đổi đích đến. Ví dụ như: chi phí xếp dỡ, đảo chuyển, phí lưu container,… |
C/O | Certificate of Origin | Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại đâu. |
LCL | Less than Container Load | Được dùng để diễn tả dịch vụ gửi hàng lẻ. Đơn vị vận chuyển sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ với nhau, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container. |
FCL | Full container load | Là dịch vụ gửi hàng nguyên container. Hình thức này người gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm việc chuyển container rỗng về kho hàng của mình và đóng hàng, đánh shipping mark, làm thủ tục hải quan. Sau đó niêm phong lại và giao container cho đơn vị vận chuyển tại bãi container và nhận vận đơn do đơn vị vận chuyển cấp. |
MSDS | Material Safety Data Sheet | Đây là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu nguy hiểm cụ thể là hóa chất. Trên đó có ghi toàn bộ thông tin chi tiết của hóa chất đi kèm sản phẩm. Ví dụ: mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc, độ nguy hại khi vận chuyển, độ ảnh hưởng đến người như phơi nhiễm khi tiếp xúc,... |
Hình 2. Sự kết nối trong lĩnh vực Logistics
Dịch vụ giá rẻ trong ngành logistics
INTERTRANS có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành Logistic, với hệ thống đào tạo chuyên nghiệp hứa hẹn nhiều tiềm năng. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics với giá cả phải chăng. Có nhiều loại hình dịch vụ nhận được sự đánh giá cao của khách hàng như:
Vận chuyển đường biển, hàng không quốc tế và nội địa.
Các dịch vụ Kiểm soát, kiểm dịch, khử trùng, hợp pháp hóa lãnh sự, khai báo hóa chất,…
Nhận phân phối, đóng gói, bốc dỡ và di chuyển hàng hóa,...
Vận tải đường bộ xuyên biên giới
Hình 3. Các loại hình dịch vụ trong ngành Logistics
Chất lượng dịch vụ cao bằng sự nhiệt tình và chân thành sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời khi hợp tác cùng chúng tôi. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ logistics. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, đừng chần chờ lập tức gọi điện qua đường dây nóng 0942 42 42 88 | 0904 24 44 27 | 0985 57 27 92 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
No comments:
Post a Comment